Thứ Ba, 7 tháng 6, 2022

Kinh nghiệm mua nhà cũ bạn nên lưu ý để tránh rủi ro

Mua nhà cũ là giải pháp khá phổ biến khi người mua có nhu cầu ở ngay mà không quá dư giả về tài chính. Mua nhà cũ tân trang rồi bán lại cũng là hình thức đầu tư bất động sản khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, khi mua nhà cũ, người mua cần xem xét, kiểm tra kỹ pháp lý, tình trạng căn nhà để tránh những rủi ro không đáng có.

Lợi thế khi mua nhà cũ

- Nhà cũ có mức giá rẻ hơn các căn nhà mới cùng diện tích, vị trí, khu vực từ 10 - 20%

- Người mua có lợi thế đàm phán: Chủ nhà cũ thường có nhiều động cơ để bán, như cần chuyển nơi ở, gặp một số vấn đề cá nhân như sức khỏe, ly hôn, có vấn đề khó khăn tài chính với ngân hàng…  cơ hội giúp bạn thương lượng với người bán một cách có lợi nhất, mua được mức giá có lợi nhất. 

- Người mua dễ dàng điều tra, tìm hiểu lịch sử và pháp lý ngôi nhà, vì được xây dựng và tồn tại ở vị trí đó lâu năm.

- Có thể tân trang, cải tạo, trang trí lại nhà để bán kiếm lời.

Hạn chế khi mua nhà cũ

- Nhà cũ thường có nhiều rủi ro về pháp lý như sổ chung, tranh chấp,... Trường hợp không tìm hiểu kỹ pháp lý nhà cũ mà vội vàng mua vì ham rẻ, nhà đầu tư sẽ bị rơi vào cảnh ở không được, bán cũng chẳng xong.

- Người mua phải lên kế hoạch tu bổ, sửa chữa nhà cũ hợp lý, hiệu quả và không quá tốn kém về mặt chi phí.

- Nhà cũ thường nằm sâu trong các ngõ hẻm nên người mua phải bỏ nhiều thời gian, công sức để tìm kiếm cơ hội mua được nhà cũ ở vị trí tốt, giá rẻ và giàu tiềm năng bán lại, cho thuê sau khi tân trang.

Hình minh họa

Dưới đây là một số kinh nghiệm mua nhà cũ bạn có thể tham khảo.

Vị trí căn nhà, điều kiện sống xung quanh

Nên mua nhà cũ ở ở những khu vực, vị trí có hạ tầng giao thông thuận tiện, có sẵn các tiện ích, dịch vụ thiết yếu như gần nơi làm việc, trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí,... 

Người mua nên xem xét kỹ vấn đề an ninh, tới khảo sát khu vực xung quanh nhiều lần trong ngày để biết được chính xác tình hình môi trường sống xung quanh, có bị kẹt xe, ngập khi mưa lớn, an ninh có đảm bảo,...

Pháp lý, lịch sử ngôi nhà

Đây là vấn đề rất quan trọng, nếu không có kinh nghiệm người mua nên hỏi người có kinh nghiệm hoặc bên môi giới để chắc chắn. Cần phải kiểm tra thông tin quy hoạch, xem căn nhà đó có dính tranh chấp gì không như tranh chấp với hàng xóm láng giềng, anh em trong nhà,... 

Người mua có thể đến phòng quản lý đô thị địa phương để xem quy hoạch hoặc kiểm tra tại UBND xã, phường, thị trấn, tổ trưởng tổ dân phố hoặc có thể hỏi thăm những người hàng xóm để biết các vấn đề này

Hãy đảm bảo rằng ngôi nhà bạn muốn mua không bị thế chấp bởi ngân hàng, chủ nhà không trong tình trạng tranh chấp, nợ nần, nhà ở có đang trong diện quy hoạch hay có sai phạm về diện tích hay không,...

Nếu không xem kỹ các vấn đề pháp lý, về sau gặp vướng mắc sẽ dễ xảy ra tranh chấp. Khi nhà vướng pháp lý, bạn muốn bán lại hay chuyển nhượng lại cho người khác cũng rất khó khăn và kén khách mua.

>> Xem thêm: Mua bán nhà đất 2022: Những lưu ý, hồ sơ, thủ tục và thuế phí

Kiểm tra chất lượng, kết cấu căn nhà

Nhiều ngôi nhà đã cũ, xuống cấp nhưng chỉ bằng vài thủ thuật đập đi xây lại nhanh chóng bằng vật liệu rẻ tiền là nhà đã trông như mới, do đó người mua cần xem kỹ, tránh bị lừa bởi vẻ ngoài hào nhoáng đó.

Thông thường, nhà cũ sẽ có 3 vấn đề gặp phải như thấm dột, hệ thống điện nước và các vết nứt ở tường. Xem kỹ các vết nứt ở tường có đảm bảo an toàn, cửa nhà, sàn nhà có bị cong vênh, đường ống thoát nước bới nhiều nơi tận dụng tối đa diện tích nên thiết kế cống thoát nước thải ngay dưới sân nhà. Điều này không những gây ảnh hưởng về mặt phong thủy mà còn khiến việc sửa chữa đường ống thoát nước trở nên khó khăn hơn.

Nếu bạn không rành về kỹ thuật thì có thể nhờ người thân, bạn bè hay chính người môi giới có nhiều kinh nghiệm giúp bạn. 

Phong thủy ngôi nhà

Theo quan niệm của nhiều người, nên tránh ngôi nhà nằm ở cuối đường vào là ngõ cụt hay hình dạng đất mà đuôi nhà nhỏ hơn đầu thì căn nhà còn không tốt về mặt phong thủy nữa. Hình dáng đẹp nhất của khu đất là hình vuông, hình chữ nhật. Đằng sau rộng và cao hơn đằng trước là điều tốt lành.

Trong trường hợp ngôi nhà được bán từ một người mới ly hôn, vỡ nợ hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, chủ cũ vướng vòng lao lý, tù tội… thì cần cân nhắc, xem xét kỹ trước khi mua.

Có kế hoạch cải tạo hợp lý

Nên chọn nhà có kết cấu dễ cải tạo, sửa chữa và  cần dự trù chi phí và cân nhắc lợi nhuận trước khi đầu tư nhà cũ. Khi đã chọn được nhà cũ ưng ý, bạn phải lên kế hoạch tu bổ, sửa chữa nhà cũ hợp lý, hiệu quả và không quá tốn kém về mặt chi phí.

Nếu không phải mua để ở, thời gian sửa chữa kéo dài sẽ khiến nhà đầu tư phải "chôn vốn" lâu, dễ bị áp lực tài chính nếu đầu tư bằng nguồn tiền đi vay thay vì sẵn có.

Thỏa thuận rõ ràng về chi phí môi giới

Bạn cần thỏa thuận rõ ràng bằng văn bản với các đơn vị môi giới về hoa hồng để tránh các tranh chấp. 

>> Tin tức liên quan: Nhà phố là gì? Các loại hình nhà phố hiện nay?

#nhadatcafeland #muabannhadatcafeland #muanhacu #kinhnghiemmuanhacu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dự Báo Bất Động Sản 2023: Phân tích xu hướng thị trường

Dự Báo Bất Động Sản 2023: Phân tích xu hướng thị trường Năm 2022 vừa qua là một năm khó khăn với ngành bất động sản. Nhiều công ty và các nh...